Tên thông thường: Nấm hầu thủ
Tên khoa học: Hericium erinaceus
Tìm hiểu chung
Nấm hầu thủ dùng để làm gì?
Nấm hầu thủ là một loại nấm mọc trên thân cây gỗ cứng.
Loài nấm này được dùng để điều trị sự suy giảm tinh thần do tuổi tác, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, trầm cảm, lo lắng, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, cải thiện chức năng tâm thần tổng thể và trí nhớ.
Chúng cũng được dùng để điều trị viêm dạ dày kéo dài (viêm dạ dày mãn tính), loét dạ dày, nhiễm H. pylori, tiểu đường, ung thư, cholesterol cao và sụt cân.
Nếu dùng thoa trên da có thề giúp chữa lành vết thương.
Ở các nước như Trung Quốc và Nhật Bản, loại nấm này còn được sử dụng để chế biến trong các món ăn.
Nấm hầu thủ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của nấm hầu thủ là gì?
Loại nấm này có thể cải thiện sự phát triển, chức năng của dây thần kinh và cũng có thể bảo vệ thần kinh khỏi bị hư hỏng, điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể giúp bảo vệ lớp màng nhầy trong dạ dày nên có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến sưng lâu dài của lớp lót dạ dày (viêm dạ dày tủy mạn tính) hoặc loét dạ dày.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của vị thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tác dụng nấm hầu thủ
Theo Y Học Cổ Truyền, nấm hầu thủ được coi là một dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống oxy hóa, điều chỉnh lượng lipid máu và giảm lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng nấm hầu thủ có tác dụng:
- Hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân Alzheimer
- Làm chậm quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh;
- Tăng cường hệ miễn dịch;
- Các chất chiết xuất được từ nấm hầu thủ có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các khối u, ức chế tế bào ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan và ung thư da…
Ngày nay, Y Học Hiện Đại đã sử dụng nấm hầu thủ một cách rộng rãi để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn đường ruột, chán ăn, viêm loét và đau dạ dày, hỗ trợ điều trị hiệu quả ung thư dạ dày.
Trong Y Học Cổ Truyền, nấm hầu thủ thường được sử dụng ở dạng khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Điều trị đau dạ dày, loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, dự phòng khối u: Sử dụng nấm hầu thủ 10g, sơn tra 5g, sơn dược 10g, nấm mèo trắng 5g, men rượu 1g, sắc uống.
- Điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm thần bất an: Sử dụng nấm hầu thủ 30g, toan táo nhân 15g, bá tử nhân 15g, dạ giao đằng 15g, sắc uống.
- Điều trị đau dạ dày mạn tính, hẹp môn vị, hỗ trợ trong điều trị ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản: Sử dụng nấm hầu thủ 20g thái lát, nấu cùng với 2- 3 lít nước sôi, sau đó ăn cả cái và nước.
- Điều trị đau dạ dày, tá tràng: Dùng nấm hầu thủ 30g, bạch truật 20g, sơn dược 20g, hạt sen 15g, trần bì 15g, bạch biển đậu 15g, ý dĩ 25g. Sắc uống.
- Trị viêm loét dạ dày, ruột, tiêu hóa kém: Sử dụng nấm hầu thủ 10g và nấm linh chi 5g, sắc uống trong ngày.
- Bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược thần kinh, và phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh: Sử dụng nấm hầu thủ tươi 200g (khô 20g), thịt nạc, tôm 100g đen nấu mềm nhừ, thêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Nấm hầu thủ có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.